Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Sai số 2C sai số MO và các loại sai số trong đo đạc

1. Sai số 2C là gì

Sai số 2C là sai số khi trục ngắm của ống kính máy đo đạc không vuông góc với trục quay của ống kính. Nếu điều kiện trục ngắm của ống kính không vuông góc với trục quay của máy đo đạc thì sẽ gây ra sai số 2C.




Hình 1: Sai số 2C khi trục quay ống kính H’H’ không vuông góc với trục ngắm CC

Nếu trục ngắm CC vuông góc với trục quay ống kính H’H ‘ thì khi ống kính quay xung quanh trục H’H ‘ trục CC sẽ quét thành một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng ngắm chuẩn) và trị số hướng trên bàn độ ngang tương ứng với mọi vị trí của trục CC luôn luôn là số đọc N ( hình 1a ) . Nếu trục CC không vuông góc với trục H’H ‘ thì khi ống kính quay quanh trục H’H ‘ trục CC sẽ quét trong không gian một hình nón ( hình 1d ) . Lúc này ở vị trí thuận kính (ống kính nằm bên trái bàn độ đứng ) trị số hướng tương ứng với trục CC trên bàn độ ngang là số đọc L’ ( left ) còn ở vị trí đảo kính là số đọc R’ (right ) . Nếu CC vuông góc với H’H , khi ống kính ngắm cùng một mục tiêu thì có số đọc đúng , thuận kính là L , SỐ đọc đúng đảo kính là R và L = R – 180 ° = N.
Nếu CC không vuông góc với H’H ‘ thì :
L = L’ -C
R = R ‘ + C
Trong đó L’, R’ là các số đọc có sai số ngắm chuẩn.
Từ đó ta có C={L-(R-180°)}/2
và số đọc đúng ở vị trí thuận kính là
N={L+[R-180°]}/2= {L’+[R’-180°]}/2
N=L’-C
2. Kiểm nghiệm sai số 2C
Chọn một điểm ngắm A, có độ cao bằng dộ cao của máy. Cân bằng máy chính xác. Ở vị trí thuận kính, dùng ốc vi động ngang và vi động đứng ngắm chính xác đưa chỉ đứng lưới chỉ chữ thập trùng với điểm mục tiêu A. Ta đọc số Hz trên màn hình được L





Nguồn: https://dodacbando.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét